Xây dựng văn hóa doanh nhân và ý nghĩa trong doanh nghiệp

Nhà báo Hữu Thọ: Tâm hồn, khí phách và bản lĩnh của doanh nhân Việt Nam do hòa chung trong dòng chảy mạnh mẽ của văn hóa dân tộc. Tâm hồn của doanh nhân Việt Nam

Theo ngôn ngữ của các nhà kinh tế học thì Doanh nhân là người biết tạo ra “giá trị thặng dư” một cách hiệu quả nhất vì còn phải quan tâm đến sự cạnh tranh của thị trường. Chính con đường và cách làm ra giá trị thặng dư trong sản xuất và lưu thông ấy vừa là phản ánh lại vừa là thành quả của

Theo ngôn ngữ của các nhà kinh tế học thì Doanh nhân là người biết tạo ra “giá trị thặng dư” một cách hiệu quả nhất vì còn phải quan tâm đến sự cạnh tranh của thị trường. Chính con đường và cách làm ra giá trị thặng dư trong sản xuất và lưu thông ấy vừa là phản ánh lại vừa là thành quả của “Đạo làm giàu” gắn với doanh nhân, doanh nghiệp hay doanh thương.

Một doanh nghiệp ăn nên làm ra, có ông chủ được tôn vinh là Doanh nghiệp tiêu biểu, với doanh thu hàng năm vượt chỉ tiêu quy định, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Xét thuần túy về kinh tế, đó là doanh nghiệp xuất sắc.

Trước đây, trong một thời gian dài người ta quan niệm Văn hóa và Kinh doanh là hai lĩnh vực khác biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả. Người ta lập luận rằng, Văn hóa hướng tới các giá trị của Chân- Thiện- Mỹ, còn Kinh doanh không có mục đích nào khác ngoài việc kiếm tiền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm trên không còn phù hợp nữa. Văn hóa không chỉ là thứ phúc lợi tinh thần, là cái đẹp để thưởng thức mà còn có mối quan hệ hữu cơ với kinh doanh. Văn hóa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động SXKD và dịch vụ.

Đối với một Doanh nhân, ngoài những phẩm chất cần có như tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, hiểu biết, nhanh nhạy trong kinh doanh, có Đạo đức, có cái Tâm trong sáng, biết tổ chức, hợp tác, tôn trọng mọi người nhằm tạo ra hiệu quả cho xă hội thì những ứng xử với cấp dưới, với đồng nghiệp, với bạn hàng sẽ góp phần tạo nên văn hóa doanh nhân. Doanh nhân ngày càng có vị trí cao trong xã hội, đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước, do đó đề cập đến Văn hóa doanh nhân là để các doanh nhân có thể góp phần vào phát triển kinh tế xă hội đất nước bền vững, cũng như để bản thân các doanh nghiệp phát triển bền vững, đó là điều mà doanh nhân nào cũng mong muốn. Trong thời kỳ phát triển và hội nhập, Văn hóa doanh nhân phải góp phần tạo nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh của lớp doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Theo Michael Porter- GS Kinh tế- Đại học Harvard: Tài sản của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự cạnh tranh của nước ấy. Nhưng muốn cạnh tranh thành công, ngoài điều kiện cần là phải có một nền kinh tế vĩ mô như môi trường chính trị và cơ sở pháp lý ổn định, lại phải có điều kiện đủ là ưu tiên chăm sóc nền kinh tế vi mô như các cơ sở kinh doanh năng động và môi trường kinh doanh lành mạnh. Nếu phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa tự trang bị cho mình đầy đủ tri thức cần thiết và không có tầm nhìn xa và rộng thì thực khó lòng có đủ sức cạnh tranh với thế giới một khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Muốn làm một doanh nhân lãnh đạo một doanh nghiệp không phải dễ. Văn hóa doanh nhân chính là nền tảng đạo đức của tất cả cá nhân trong một doanh nghiệp.

và văn hóa doanh nhân không thể tách rời nhau. Một doanh nghiệp có cả hai loại văn hóa đó hòa quyện vào nhau sẽ làm nên sức mạnh của doanh nghiệp. Một nước có nhiều doanh nghiệp như thế sẽ là nền tảng của một nền kinh tế giàu mạnh. Chính vì thế, muốn mạnh, muốn đủ sức để cạnh tranh với thế giới, các doanh nhân lãnh đạo của Việt Nam không thể không xây dựng những nét văn hóa trên, đi từ những điều bình thường trong gia đình đến những nguyên tắc nghiêm nghặt của một doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì việc trở nên quan trọng và đầy ý nghĩa. Trên thế giới, các doanh nhân bên cạnh mục đích lợi nhuận kinh tế, họ vẫn chú ý đến yếu tố bền vững là việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Trong hội nhập kinh tế thế giới càng nhấn mạnh đến yếu tố Văn hóa trong kinh doanh. Từ Doanh nhân đến Văn hóa doanh nhân đang còn một khoảng cách khá xa mà các doanh nhân cần rất nhiều sự phấn đấu và sàn lọc.

– Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: Văn hóa là một cái đạo, một con đường, một phương cách … suy ra thì văn hóa doanh nhân chính là một cái đạo làm giàu.

– Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Thiết: Văn hóa doanh nhân là khái niệm chỉ những doanh nhân có tổ chức lao động làm ra nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xă hội. Nhằm nâng cao hơn nữa nhu cầu sống và hạnh phúc cho xă hội, không phá hoại môi trường tự nhiên và môi trường sống xă hội. Những lao động sáng tạo đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà xă hội cần có, không ngại cản trở và phương hại cho xă hội.

– Giáo sư Hoàng Vinh- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Nhân cách doanh nhân tức là văn hóa cá nhân của doanh nhân có thể hiểu là văn hóa của ông chủ doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nhân là xây dựng nhân cách doanh nhân. Một doanh nhân có văn hóa là người có tri thức làm giàu, khát vọng làm giàu và biết cách ứng xử trong làm giàu. Biết cách làm giàu thực sự mới là vấn đề của văn hóa.

– Tiến sỹ Phạm Duy Đức – Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh): Văn hóa doanh nhân là văn hóa của chủ thể tham gia vào tổ chức điều hành các hoạt động SXKD dịch vụ để phát triển kinh tế xă hội. Văn hóa của một doanh nghiệp có thể dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá: có năng lực sản xuất kinh doanh, có khả năng tập hợp cộng đồng để thực hiện kế hoạch kinh doanh, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc xây dựng và phát triển đời sống vật chất văn hóa cộng đồng, am hiểu thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, gương mẫu đạo đức …

– Tiến sỹ Võ Quang Trọng – Viện nghiên cứu văn hóa: Nói đến văn hóa doanh nhân là đề cập đến cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái lợi. Mục đích kiếm tiền phải hướng tới các giá trị văn hóa. Hay nói cách khác thì ngoài lợi ích kinh tế còn có sự giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Khi nói văn hóa doanh nhân cũng có nghĩa là người kinh doanh có văn hóa. Và bản chất của văn hóa trong kinh doanh gắn với văn hóa đạo đức. Kinh doanh phải trung thực, không chạy theo lợi ích cá nhân để dối trá, lừa đảo, kinh doanh phải có trách nhiệm với xă hội.

– Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – TGĐ Công ty cà phê Trung Nguyên: Văn hóa doanh nhân là một trong những nền tảng của hội nhập, lòng khát khao và ước mơ lớn sẽ định hướng cho cả một dân tộc cùng hướng đến những mục tiêu lớn, khiến cho nhiều thế hệ tiếp tục theo đuổi ước mơ chinh phục để biến những hoài băo lớn thành niềm tự hào của quốc gia. Hoài bão lớn sẽ khiến cho chúng ta không tự mãn sớm, không v́ì những điều tư lợi để có thể trở nên vĩ đại hơn. Chưa bao giờ chúng ta có điều kiện thuận lợi như lúc này nhưng chúng ta đang thiếu và thiếu một điều rất quan trọng, đó chính là những hoài bão lớn, những khát vọng lớn. Điều làm bản thân chúng ta suy yếu, thấp bé và làm cho chúng ta luôn là một đất nước “nhỏ” của thế giới rộng lớn chính là những suy nghĩ nhỏ dẫn đến sự tự mãn sớm. Đất nước cần những chiến sỹ thời b́ình, chúng ta đã tự nguyện đưa vai gánh vác thì hành trang đã sẵn sàng. Hãy đi về phía trước với tinh thần dân tộc để ở bất cứ đâu vẫn có quyền tự hào nói rằng “Tôi là người Việt Nam”.

– Nhà báo Hữu Thọ: Tâm hồn, khí phách và bản lĩnh của doanh nhân Việt Nam do văn hóa doanh nhân hòa chung trong dòng chảy mạnh mẽ của văn hóa dân tộc. Tâm hồn của doanh nhân Việt Nam luôn hướng về sự phồn vinh và vị thế của đất nước trong quá trình kinh doanh làm giàu cho mình. Khí phách và bản lĩnh của doanh nhân Việt Nam là không chịu lùi bước trước khó khăn, không chịu số phận thấp kém do xuất phát muộn để vươn lên nhanh chóng và làm rạng rỡ thương hiệu của mình, thương hiệu của Việt Nam. Đó là mong ước của mỗi doanh nhân Việt Nam.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *